Tìm hiểu các loại Chipset trên Camera quan sát

Như chúng ta đã biết, mỗi hãng camera quan sát đều sử dụng các loại chipset trên camera khác nhau. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu có bao nhiêu loại cảm biến chipset trên camera quan sát, ứng dụng các loại chipset camera như thế nào cũng như phân biệt sự khác nhau của các dòng Chipset trên camera thông dụng nhất hiện nay.

Phân biệt CMOS Chipset, CCD Chipset và DSP Chipset

Trước khi đi vào chi tiết so sánh các loại chipset trên camera quan sát của từng hãng thì đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu xem có mấy loại chipset trên camera quan sát.

1. Chipset trên camera là gì?
Chipset camera là một con chip IC được tích hợp bên trong bo mạch chủ (mainboard) của camera.
Vai trò của chipset: chipset đóng vai trò là một cảm biến ánh sáng, có nhiệm vụ tiếp nhận hình ảnh do camera thu được. Đồng thời bộ vi xử lý bên trong sẽ giữ nhiệm vụ phân tích và xử lý tín hiệu đồ họa & hình ảnh sao cho độ nét tốt nhất và màu sắc trung thực nhất.
Xét về khía cạnh kỹ thuật thì chipset cảm biến có vai trò chuyển tín hiệu ánh sáng (photon) thành tín hiệu điện năng digital.
Vì có chức năng quan trọng trong tiếp nhận và xử lý hình ảnh, quyết định đến chất lượng của camera nên cảm biến (chipset) được xem như là trái tim của camera.

2. Có bao nhiêu loại chipset trên camera quan sát?
Trên thị trường camera quan sát hiện nay có 02 loại chipset trên camera thường được các hãng camera tích hợp vào mainboard nhất đó là CMOS Chipset và CCD Chipset.

3. CMOS Chipset
CMOS Chipset: là cảm biến nhận tiếp hình ảnh (nhận hình ảnh từ thấu kính camera)
Cảm biến CMOS (CMOS chipset) được cấu tạo bao xung quanh là các bóng bán dẫn để khuyếch đại tín hiệu hình ảnh từ cảm biến hình ảnh.Các tế bào cảm biến CMOS sẽ tiếp nhận tín hiệu hình ảnh thông qua các phần tử cảm biến bề mặt có khả năng tiếp nhận photon ánh sáng ở các bước sóng khác nhau.
So với các loại chipset trên camera khác thì CMOS chipset có giá thành tương đối rẻ, dễ sản xuất và ứng dụng nhiều trên camera quan sát.

4. CCD Chipset
CCD Chipset là dòng cảm biến cao cấp hơn với độ nhạy sáng cao hơn. Tuy nhiên giá thành để sản xuất cảm biến CCD Chipset khá đắt tiền nên thường chỉ dùng trong một số máy chụp ảnh chuyên nghiệp, cao cấp. Trên camera quan sát thì các nhà sản xuất ít sử dụng CCD Chipset để giảm giá thành.
So với các loại chipset trên camera khác thì CCD Chipset có giá thành cực kỳ đắt đỏ.

5. So sánh CCD Chipset và CMOS Chipset
So với cảm biến CCD thì cảm biến CMOS có độ phân giải thấp hơn so với cảm biến CCD đôi chút. Vì mỗi pixel trên cảm biến CMOS có một số bóng bán dẫn nằm bên cạnh nó, độ nhạy sáng của chip CMOS thấp hơn so với CCD Chipset dùng cảm biến photodiode.
Tuy nhiên như chúng tôi đã nói ở trên, CCD chỉ dùng cho những máy chụp ảnh chuyên nghiệp với độ nét cực cao và có giá thành cực đắt, không phù hợp để ứng dụng sản xuất camera quan sát.

Hiểu đúng về DSP Chipset
DSP Chipset (Digital Singal Process Chipset) là bộ phận vi điều khiển chuyên xử lý tín hiệu hình ảnh từ CMOS Chipset (hoặc CCD Chipset) gửi đến. Hiểu đơn giản thì DSP là bộ phận xử lý đồ họa, còn CMOS Chipset (hoặc CCD Chipset) là bộ phận tiếp nhận ánh sáng.
Trên camera quan sát thì hai bộ phận này được tích hợp trong một con chipset. Tuy nhiên ở máy ảnh kỹ thuật số thì DSP chipset là 1 con chip IC được thiết kế riêng nhằm tăng cường khả năng xử lý hình ảnh cho độ nét chất lượng cao, phục vụ cho các nhu cầu khắt khe hơn.

Ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu và so sánh các loại chipset trên camera thông dụng nhất hiện nay, đó là 04 dòng chipset:

– OV Chipset của hãng OmniVision (Mỹ).
– Aptina Chipset của hãng On-Semiconductor (Mỹ).
– Panasonic Chipset của Nhật Bản.
– Sony Chipset của hãng SONY danh tiếng Nhật Bản.
Trong 04 dòng này thì trên thị trường camera quan sát 02 dòng chipset OV và chipset Aptina là các dòng chipset phổ biến nhất, thông dụng nhất hiện nay vì có giá thành rẻ, chất lượng tốt. Bên cạnh đó ở phân khúc cao cấp còn có sự góp mặt của chipset SONY với độ phân giải và màu sắc rất đẹp, trung thực.

Vậy OV Chipset và Aptina Chipset khác nhau như thế nào? Ở phần này chúng tôi sẽ tổng hợp so sánh giữa các loại chipset camera quan sát gồm OV Chipset và APTINA Chipset và SONY Chipset.

1. Các thương hiệu chipset nổi tiếng hiện nay
1/ OV chipset
OV Chipset (OV Chipset) là thương hiệu chipset cao cấp của hãng OminiVision Technology. OmniVision có trụ sở Headquarters đặt tại California, Mỹ với các chi nhánh và nhà máy sản xuất đặt trên nhiều quốc gia như: North America, China, Taiwan, Korea, Singapore, Europe, Japan, India…

OV Chipset là dòng chipset thông dụng vì có giá thành khá “mềm”, được nhiều hãng camera sử dụng để chế tạo các dòng camera quan sát thuộc phân khúc tầm trung.

So với các loại chipset trên camera khác thì OV chipset khá thông dụng, thường thấy ở rất nhiều hãng camera quan sát.

2/ APTINA chipset
Aptina Chipset (AR Chipset) là thương hiệu chipset của hãng ON-Semiconductor Hoa Kỳ được thành lập từ những năm 1999. Đây là một trong những công ty uy tín và cho ra các dòng chipset chất lượng cao với giá thành hợp lý, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất camera quan sát. Aptina chipset thuộc phân khúc tầm trung.

Aptina chipset là dòng chipset tầm trung có chất lượng khá ổn định và giá thành khá mềm so với các loại chipset trên camera khác trên thị trường.

3/ Panasonic chipset
Panasonic chipset là thương hiệu chipset của hãng Panasonic Nhật Bản. Đây cũng là thương hiệu chipset có giá thành nhỉnh hơn và được dùng khá nhiều trong phân khúc trung – cao. Panasonic là thương hiệu chipset cũng khá phổ biến, là một trong các loại chipset trên camera được ứng dụng tương đối rộng rãi, giá thành hợp lý.

4/ SONY chipset
SONY Chipset (IMX Chipset) là thương hiệu chipset hàng đầu của Nhật Bản. Không cần phải nói nhiều, với sự khẳng định về chipset ở các dòng máy ảnh như Canon, Nikon… thì SONY CMOS Chipset là dòng chipset cao cấp nhất và có giá thành cũng đắt nhất. Tuy nhiên Sony chipset luôn có độ sắc nét vượt trội và đặc biệt là màu sắc vô cùng trung thực và đẹp mắt.

So với các loại chipset trên camera khác thì SONY chipset có giá thành nhỉnh hơn từ 30-50%.

2. Phân biệt về ký hiệu ghi trên cảm biến chipset
OV Chipset có ký hiệu bắt đầu bằng chữ “OV” và tiếp theo sau là các ký số.
Aptina Chipset có ký hiệu bắt đầu bằng chữ “AR” và tiếp theo sau là các ký số.
Sony Chipset có ký hiệu bắt đầu bằng chữ “IMX” và tiếp theo là các chữ cái số hoặc chữ.

Ở phần này chúng ta sẽ phân biệt, so sánh sự khác nhau giữa các loại chipset trên camera quan sát thông dụng. Nội dung bên dưới sẽ đi vào phần so sánh hình ảnh của CMOS Chipset của 04 thương hiệu sản xuất chipset camera nổi tiếng nhất hiện nay trên thế giới như: OmniVision, ON-Semiconductor, Panasonic và SONY.

So sánh hình ảnh ban ngày của các loại cảm biến CMOS Chipset:
Cả hai dòng Chipset OV và Chipset Aptina đều cho hình ảnh rõ rét và màu sắc khá tươi ở chế độ ban ngày, khi ánh sáng đầy đủ. Chất lượng hình ảnh khá rõ nét, màu sắc tươi đep̣ và bắt mắt. Tuy nhiên nếu quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy Aptina Chipset có phần nhỉnh hơn đôi chút về chất lượng hình ảnh so với chipset OV của hãng OminiVision.
2. So sánh về khả năng xử lý hình ảnh, độ phân giải giữa NVP2430H Chipset và 2430H Chipset
NVP2430H Chipset và 2430H Chipset là 02 dòng cảm biến camera thông dụng nhất trên các thế hệ camera tầm trung.

Sự giống nhau giữa NVP2431H chipset (cả OV Chipset và Aptima chipset):
Đối với dòng chipset NVP2431H (cả 02 hãng OminiVision và On-Semiconductor đều có sản xuất) thì chức năng chính của nó là xử lý hình ảnh.
Sau khi nhận được tín hiệu hình ảnh kỹ thuật số từ cảm biến hình ảnh gửi tới, chipset NVP2431H sẽ tiếp nhận và xử lý để hoàn thiện hình ảnh. Quá trình có tên gọi Digital Singal Process (DSP).
So sánh NVP2430H và 2430H Chipset:
NVP2430H và 2430H đều là 02 dòng chipset thông dụng trên các dòng camera tầm trung.
Đa số các mainboard camera tích hợp chipset NVP2430H đều hỗ trợ xử lý độ phân giải lên đến 1.3 Megapixel (1280x720p và 1280x960p). Chipset 2430H có điểm khác biêṭ là được hỗ trợ thêm chuẩn HD-SDI (tuy nhiên giờ đây đã không còn thông dụng).

Lời kết
Như vậy qua nội dung trên chúng ta đã cùng tìm hiểu các dòng chipset camera thông dụng nhất hiện nay, cũng như đánh giá, phân biệt, so sánh sự khác nhau giữa các dòng chipset trên camera quan sát. Hy vọng nội dung kiến thức sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình chọn loại chipset camera nào phù hợp nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *